Tất cả thông tin nhà lắp ghép, mẫu nhà xu hướng tương lai

Nhà lắp ghép là xu hướng được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng bởi tính thực tiễn, tiết kiệm thời gian, nhân lực và thân thiện với môi trường. Hãy cùng tìm hiểu về những thông tin về mẫu nhà này qua bài viết sau.

Nhà lắp ghép là gì? Ưu và nhược điểm của nhà lắp ghép

Hiện nay nhà lắp ghép được xem như xu hướng tương lai, được ứng dụng nhiều trong xây dựng nhà ở nông thôn, resort, homestay, khách sạn và nhà hàng. Chúng được làm bằng các vật liệu nhẹ, vật liệu cách nhiệt và cách âm tốt. Chúng là một hệ thống nhất, có liên kết chặt chẽ nên có độ chịu lực tốt và thích hợp với nhiều dạng thời tiết.

Những ưu điểm của nhà lắp ghép

Thời gian thi công nhanh chóng

Thông thường những mẫu nhà lắp ghép có thời gian xây dựng rất ngắn, chỉ bằng 10% thời gian thi công nhà 2 tầng bê tông, hay các mẫu nhà cấp 4 40m2. Vì thế chúng giúp gia chủ tiết kiệm được nhiều thời gian, chỉ cần  2 đến 8 tuần là có thể nghiệm thu và đưa vào sử dụng. So với nhà truyền thống thi công 

trong vòng 20 tuần, thời gian nghiệm thu và chuẩn bị cho việc sử dụng cũng lâu hơn.

Có thể thi công ở nhiều địa hình phức tạp

Nhà lắp ghép sử dụng những vật liệu nhẹ và được xây dựng đơn giản, không cần làm hệ thống móng phức tạp. Vì thế chúng có thể xây dựng tại địa hình phức tạp như đồi núi, vùng sâu vùng xa có điều kiện đường xa và khí hậu thời tiết khó khăn. Bên cạnh việc dễ dàng thi công, nhà lắp ghép có thể thảo dở hay mở rộng rất dễ dàng. Gia chủ có thể nâng cấp, bảo trì hoặc mở rộng nhà tùy theo nhu cầu sử dụng, nếu muốn xây nhà mới cũng có thể tái sử dụng những vật liệu cũ.

Chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao

Chi phí xây dựng m2 nhà lắp ghép chỉ khoảng từ 1,5 – 3 triệu thấp hơn khác nhiều so với nhà ống 2 tầng bằng bê tông, có thể giúp gia chủ tiết kiệm một nửa chi phí cho với nhà bê tông cốt thép thông thường.

Mang lại tính thẩm mỹ cao

Nhà lắp ghép có rất nhiều kiểu thiết kế và mẫu mã đa dạng khác nhau, bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều bản vẽ nhà đẹp trên các trang mạng. Với chi phí thấp, bạn hoàn toàn có thể xây dựng một ngôi nhà đẹp, có nội thất hiện đại sang trọng, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Thân thiện với môi trường

Những vật liệu xây dựng nhà lắp ghép sẽ được tính toán rất kỹ trước khi tiến hành xây dựng nên không sợ bị dư thừa và trở thành rác thải. Ngoài ra chúng có thể tái chế dễ dàng nên rất thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, so với xây dựng nhà vuông bê tông cốt thép sẽ sản sinh ra nhiều bụi mịn thì nhà lắp ghép thì có thể hạn chế các chất thải bụi ra môi trường hơn, vật liệu đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nên giúp giảm hiệu ứng nhà kính cũng như sự nóng lên của toàn cầu. 

Xem thêm  Cách tính diện tích xây dựng nhà cấp 4 chuẩn nhất

Nhược điểm của nhà lắp ghép

Tuổi thọ thấp hơn so với ngôi nhà truyền thống

Nhà lắp ghép có thể sử dụng ít nhất khoảng từ 30 đến 50, thấp hơn so với các kiểu nhà được xây dựng từ xi măng, cốt thép. Vì thế nếu bạn muốn sử dụng lâu dài thì phải nâng cấp hoặc chọn những vật liệu xây dựng có tuổi thọ cao hơn. đặc biệt nếu bạn có diện tích đất để xây nhà 2 mặt tiền lộ góc thì nhà bê tông vẫn là sự lựa chọn phù hợp hơn khi đây là nơi có mật độ giao thông lớn, nên nếu sử dụng nhà lắp ghép, tuổi thọ của của nhà có thể bị giảm đi ít nhiều.

Cần diện tích xây dựng lớn 

Để xây dựng những ngôi nhà lắp ghép, chúng ta phải sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị. Vì thế khu vực xây dựng cần có diện tích rộng lớn để thuận tiện cho việc thao tác và chuyên chở vật liệu. Vì thế ở những nơi đông dân cư, diện tích hẹp hoặc nhà phố thì khó có thể xây dựng nhà lắp ghép.

Cấu tạo của nhà lắp ghép gồm những gì? Được làm từ chất liệu nào? Có đảm bảo an toàn không?

Nhà lắp ghép được cấu tạo từ những cấu trúc sau:

Phần móng nhà

Móng nhà lắp ghép được chia thành nhiều loại như móng băng, móng đơn, thường được làm từ gạch và vữa, thêm một cột thép bên dưới để tăng thêm sự kiên cố. Sau đó bên thi công sẽ dùng  bu lông chuyên dụng để liên kết giữa cột thép bên dưới với cột bê tông bên trên để bảo vệ phần móng không ảnh hưởng từ những tác động từ môi trường.

Phần khung thép chịu lực

Đây là phần chịu tải trọng thẳng đứng và ngang nhờ hệ thống dầm và cột, được thiết kế thành hệ không gian chắc chắn. Thông thường phần khung thép của nhà lắp ghép được làm từ những trụ thép hình tròn hoặc hình chữ H và dùng xà gồ để kết nối lại với nhau.

Phần kết cấu phụ

Để tạo nên sự vững chắc cũng như tính thẩm mỹ của ngôi nhà thì không thể nào thiếu được công sức của kết cấu phụ.

Phần mái nhà

Gia chủ có thể linh hoạt chọn nhiều vật liệu làm mái nhà như tôn chống nóng, tôn pu, tôn panel. Tùy thuộc vào nhu cầu, chi phí đầu tư của gia chủ mà lựa chọn mái lợp phù hợp. Nhưng cần chú ý các tiêu chí như che chắn, chịu lực tốt, bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác động của thời tiết như mưa, nắng, gió, bão. thông thường tấm lợp mái nhà lắp ghép sẽ có độ dày khoảng 50 – 100mm. 

Tường nhà

Nhà lắp ghép thường được xây dựng bằng các loại bê tông nhẹ được làm bằng xi măng, xốp EPS, cát và phụ gia. Điều này mang lại những ưu điểm như cách âm, chống nóng, chấm thấm tốt hơn so với gạch đỏ.

Một số bộ phận khác như cửa nhà, giếng trời, máng nước sẽ được làm vật liệu nhôm kính hoặc thép, panel theo yêu cầu.

Xem thêm  Hướng dẫn xây nhà 200 triệu giá rẻ nhưng vẫn cực kỳ cuốn hút

Quy trình xây dựng của nhà lắp ghép như thế nào?

Giai đoạn 1: Đội ngũ thi công thực hiện đo đạc nền đất, khu vực xây dựng

Trước khi tiến hành xây dựng, đội ngũ thi công sẽ bắt đầu đo đạc và để lên ý tưởng về cấu trúc ngôi nhà muốn xây dựng. Công đoạn này rất quan trọng nên bạn cần lựa chọn nhà thầu hay đơn vị xây dựng có nhiều kinh nghiệm, uy tín tốt để yên tâm giao phó.

Giai đoạn 2: Lên tính toán, thiết kế bản vẽ gửi cho chủ đầu tư xét duyệt

Sau đó kiến trúc sư sẽ bắt đầu lên bản thiết kế cho kiến trúc, không gian nội thất, sau đó thể hiện qua những phần mềm chuyên vẽ phối cảnh 3D. Gia chủ có thể tham gia vào quá trình này thiết kế nên kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, trang trí ngoại cảnh tùy thuộc vào sở thích và gu thẩm mỹ cá nhân.

Giai đoạn 3: Tiến hành sản xuất các bộ phận riêng biệt tại nhà máy chuyên biệt

Những tấm xi măng smartboard sử dụng để làm nhà lắp ghép được sản xuất hàng loạt tại nhà máy chuyên biệt. Chủ thầu sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát bởi đội ngũ cán bộ kỹ thuật để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Giai đoạn 4: Vận chuyển và lắp đặt

Các bộ phận của nhà ở sẽ được đo đạc và chế tạo trước trong nhà máy, được chia nhỏ sau đó mới tiến hành vận chuyển và tiến hành lắp ráp tại công trình. Tất cả quy trình đều tuân thủ theo một quy chuẩn để đảm bảo các chi tiết theo đúng bản vẽ.

Đầu tiên là đặt khung trụ xuống nền đất sao cho liên kết hệ khung dầm

Tiếp theo là đặt tấm sàn bằng vật liệu nhẹ, linh hoạt tùy theo mặt bằng.

Sau đó dựng các tấm thép để tạo thành hộp, lắp thêm lớp cách nhiệt chống nóng. Tiếp theo là lắp ghép tôn xốp cách nhiệt để dựng tường, sau đó cửa nhà được lắp ghép từ các loại cửa nhôm kính hoặc cửa nhựa lõi thép.

Sau đó là hoàn thiện nhà trần nhà bằng thạch cao, nhựa hay các tấm panel. Lắp đặt hệ thống điện, nước, thông gió,… Nên lắp đặt thêm cột thu lôi giúp tránh giông sét đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho ngôi nhà.

Công đoạn này cần có giám sát để đảm bảo cho việc xây dựng được thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật. Nếu gia chủ có kiến thức và kinh nghiệm cũng có thể tự thực hiện khâu giám sát này.

Giai đoạn 5: Kiểm tra và bàn giao 

Bước kiểm tra cũng vô cùng quan trọng, bạn cần rà soát kỹ và yêu cầu nhà thầu sửa chữa những chỗ có sai sót. Phần khung nhà phải đảm bảo an toàn, chống chịu bão lũ, tránh các tác động từ thiên nhiên và chống thấm tốt. Kiểm tra hệ thống máng nước, điện nước trong căn nhà để chống ẩm mốc, hư hại kết cấu khung nhà.

Sau khi đã kiểm tra kỹ thì chúng ta nên thuê dịch vụ làm vệ sinh nhà sạch sẽ trước khi dọn đến ở.

Xem thêm  Mô hình nhà cấp 4 là gì? Vì sao cần phải thiết kế mô hình

Nhà lắp ghép phù hợp những công trình như thế nào

Người có nhu kinh phí hạn hẹn

Nhà lắp ghép rất phù hợp với những gia đình có ngân sách ít, thích sở hữu một ngôi nhà nhỏ nhắn và ít thành viên trong gia đình. Với chi phí vật liệu, nhân công và thời gian thi công rút ngắn, bạn hoàn toàn có thể xây dựng được một mẫu nhà lắp ghép chỉ với chi phí từ 100-200 triệu mà vẫn đảm bảo các mục tiêu: tiết kiệm, tính thẩm mỹ cao và an toàn khi sử dụng.

Sử dụng tại các vùng nông thôn, khu vực làm nông nghiệp

Vì xây dựng nhà lắp ghép cần không gian rộng để thi công nên rất thích hợp để xây dựng ở nông thôn. Bạn có thể linh hoạt sử dụng dùng để ở, làm kho chứa sản phẩm nông nghiệp, hoặc kết hợp với nhiều mục đích kinh doanh, chức năng khác. Đặc biệt là những vùng núi cao, nếu người dân muốn tiết kiệm chi phí xây nhà thì có thể dựng lán trại, trường học hoặc nhà trọ bằng cách lắp ghép.

Những người trú ngụ trong khoảng thời gian trung hạn và không có ý định ở lại lâu dài

Thông thường nhà lắp ghép có tuổi thọ khoảng 30-50 năm nên thích hợp để gia đình sinh sống trung hạn. Tuy nhiên mẫu nhà này cũng có thể dễ dàng nâng cấp và tái sử dụng vật liệu nên nếu bạn có nhu cầu ở lại lâu dài thì sau vài chục năm có thể tiến hành trùng tu một lần.

Trên đây là những thông tin về nhà lắp ghép, mẫu nhà chắc chắn sẽ trở thành xu hướng trong tương lai. Nếu bạn yêu thích mẫu nhà này thì nên tìm những đơn vị chuyên thi công xây dựng chuyên nghiệp để hợp tác nhé!